logo
vi jp

CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG GIÁO TRÌNH『 MARUGOTO 』

~ Thử thách của Anh Sensei ~
Cựu Giáo Viên Trường Nhật Ngữ Mirai – Đỗ Ngọc Thảo Anh

 

Cô Thảo Anh đã phụ trách giảng dạy các khóa học sử dụng giáo trình Marugoto của Trường nhật ngữ Mirai trong nhiều năm, đồng thời cô cũng đã tham gia phát biểu tại “Buổi báo cáo thực tiễn về giáo trình Marugoto” do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) tổ chức vào tháng 07/2022. Lần này, Ban Biên tập tạp chí đã trò chuyện với cô Thảo Anh về các phương pháp, ý tưởng cô áp dụng trong giờ học cũng như những cảm nhận của cô sau khi sử dụng giáo trình Marugoto.     

 

 

       

                             

– Các khóa học sử dụng Marugoto mà cô giảng dạy là những khóa học như thế nào?

Cô Thảo Anh (dưới đây viết tắt là “A”): Tôi đã phụ trách khóa học dành cho sinh viên và người đi làm, mỗi lớp có khoảng 10 học viên trình độ từ Nhập môn cho đến Sơ cấp. Từ khoảng năm 2018, tôi cũng đã giảng dạy các khóa học dành cho các kỹ sư với khoảng 20 học viên mỗi lớp.

 

– Để học viên có thể luyện nói nhiều trong giờ học khi mà thời gian có hạn, cô đã làm như thế nào?

A: Chúng tôi tập trung vào mặt âm thanh để mọi người có cơ hội luyện nói ngay cả khi lớp có đông học viên. Ví dụ, chúng tôi dùng phương pháp shadowing (tạm dịch: vừa nghe vừa nói đuổi theo) trong giờ luyện tập hội thoại. Bí quyết là phải có sự nắm chắc và hiểu rõ về nội dung sau đó luyện tập bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần theo từng giai đoạn. Tôi cũng khuyến khích học viên luyện tập ngoài giờ học khi có thời gian. Ngoài ra, việc dùng video và hình ảnh minh họa về các cuộc hội thoại được sử dụng trong lớp mà không có âm thanh để thực hành nói trong thời gian giới hạn cũng là một phương pháp mà tôi áp dụng.

 

 

 

 

– Phản ứng của học sinh như thế nào?

A: Tôi rất vui khi nghe phản hồi từ các bạn học viên rằng việc luyện tập nhiều lần lặp đi lặp lại thực sự có hiệu quả. Sau đó, để có nhiều thời gian luyện tập hội thoại trên lớp, tôi đã chia sẻ video tóm tắt nội dung bài học trong khoảng 5 phút để mọi người chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

 

– Các học viên có thực sự xem video trước mỗi giờ học?

A: Thực tế thì một số người đã không xem, vì vậy để các bạn nghĩ rằng xem video sẽ thực sự giúp ích cho giờ học, vào mỗi đầu giờ học tôi sẽ đưa ra các câu đố liên quan đến nội dung bài. Điều quan trọng là học tập một cách vui vẻ nên việc xem video không bắt buộc. Để làm được một video cần rất nhiều công sức tuy nhiên một video có thể dùng nhiều lần nên tôi cảm thấy rất xứng đáng.

 

– Có thể nhận thấy rằng cô Thảo Anh đã bỏ ra không ít tâm huyết để có nhiều thời gian nhất dành cho việc luyện nói trong giờ học. Cô cảm thấy thế nào về “Marugoto” qua những kinh nghiệm của bản thân mình?

A: Khi dạy thực tế, tôi cảm thấy rằng ngữ pháp cũng được củng cố một cách chắc chắn. Những ngữ pháp, mẫu câu, cách diễn đạt quan trọng xuất hiện lặp lại trong các bài học khác nhau tạo ra nhiều cơ hội để luyện tập hơn.

Trước khi biết đến giáo trình Marugoto, năng lực hội thoại bằng tiếng Nhật của tôi không thực sự tốt như bây giờ, nhưng trong quá trình sử dụng Marugoto tôi dần dần hình thành được khả năng suy nghĩ và nói chuyện bằng tiếng Nhật. Tôi cảm thấy rằng từ những giai đoạn đầu nếu hiểu được mạch hội thoại thì có thể học những cách diễn đạt cần thiết để áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau từ đó nâng cao khả năng ứng dụng vào thực tế.

 

 

 

 

– Cô có lời khuyên nào cho các giáo viên muốn sử dụng “Marugoto” trong tương lai không?

A: Tôi nghĩ trước tiên mọi người nên thử học Marugoto với tư cách là một người học để tìm hiểu đặc điểm cũng như cách sử dụng giáo trình làm sao cho hiệu quả. Trên có đăng tải các mẹo, những lưu ý khi dùng Marugoto để giảng dạy, mọi người có thể tham khảo để làm giờ dạy mẫu. Và theo tôi chúng ta không nên cố gắng để hiểu hết tất cả nội dung.

Cuối cùng, may mắn là tôi có cơ hội tham gia các khóa đào tạo phương pháp giảng dạy của Japan Foundation và khóa tập huấn dành cho giáo viên như “Marugoto Sensei Ơi!” của Japan Foundation Vietnam và gặp gỡ những người bạn có cùng chung mục tiêu. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc và chia sẻ các bài báo, luận văn cũng như thông tin hữu ích cho nhau. Ngay cả khi trở thành một giáo viên thì việc học cũng sẽ không bao giờ kết thúc. Tuy nhiên công việc của một giáo viên tiếng Nhật khá bận rộn và rất khó để tìm thời gian cho việc học của chính mình. Do đó, tôi nghĩ rằng những buổi học nhóm và buổi gặp mặt trò chuyện có thể dễ dàng tham gia sẽ giúp bạn được hỗ trợ và mở mang tầm nhìn.

Từ mùa thu năm 2023, cô Thảo Anh sẽ bước sang giai đoạn mới là du học Nhật Bản. Ban Biên tập mong rằng cô sẽ thành công hơn nữa trong tương lai.

 

Trang web tham khảo:

・Trường Nhật ngữ MIRAI 
Youtube: https://www.youtube.com/@mirainhatngugiaotiepvaduho3901 
Facebook: https://www.facebook.com/nhatngugiaotiepmirai 

 

**********************

Toàn bộ bài phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Nhật. Nội dung bài viết đã được biên tập lại.
Hình ảnh sử dụng trong bài viết được cung cấp bởi nhân vật.

Đơn vị phát hành:

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam – Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản

Ngày phát hành:

Thứ Sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Chấp bút/ Biên tập:

KURITA Emiko (Chuyên gia tiếng Nhật)

Biên tập:

FUJINAGA Kaoru (Chuyên gia tiếng Nhật cấp cao)

 

IKOMA Miho (Giáo viên tiếng Nhật)

 

FUJIMURA Haruna (Giáo viên tiếng Nhật)

 

YAMAMURA Yoko (Trợ lý Giám đốc Trung tâm)

 

TSUCHIYA Risa (Nhân viên phụ trách mảng Tiếng Nhật)

Biên dịch bài viết:

Phạm Thị Thanh Thùy (Trợ lý chương trình)

 

Nguyễn Thị Bình (Trợ lý chương trình)

 

 

Đăng ký email cập nhật

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

Văn phòng

Giờ mở cửa: 08:30 - 12:00/13:30-17:30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
Đóng cửa: Các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ

Thư Viện

Giờ mở cửa: 09:30 - 12:00/13:00-18:00 từ Thứ Ba đến Thứ Bảy
Đóng cửa: Các ngày Chủ Nhật, thứ Hai và các ngày lễ

Trung tâm Giao Lưu Văn Hóa Nhật Bản tại Việt Nam 2009 - 2024, all rights reserved.